Đầu năm học, ngừa các bệnh về mắt cho học sinh

Rate this post

Các bác sĩ Bệnh viện (BV) Mắt Sài Gòn Cần Thơ đã cho nhiều khuyến cáo hữu ích cho các em học sinh, giúp các em chủ động phòng tránh các bệnh, tật về mắt, cũng như dịch bệnh đau mắt đỏ đang lây lan trong mùa tựu trường.

Theo BS Thạch Sa Mết, BV Mắt Sài Gòn Cần Thơ, để ngừa các tật, bệnh về mắt do thói quen trong quá trình học tập, các em học sinh cần:

Trước hết, ngồi học đúng tư thế: thẳng lưng, tư thế thoải mái, không gò bó. Khoảng cách từ sách đến mắt trẻ ít nhất 25-30cm. Trẻ cần học ở nơi có đủ ánh sáng, bao gồm ánh sáng tự nhiên và nhân tạo. Thực hiện chế độ học tập, vui chơi, nghỉ ngơi hợp lý. Ngủ đủ giấc, ít nhất 8 tiếng đồng hồ. Uống nước đầy đủ, khoảng 2 lít mỗi ngày. Thường xuyên bổ sung các thực phẩm giàu dinh dưỡng và dưỡng chất cho mắt. Chú ý vệ sinh mắt: trẻ cần đeo kính râm trên đường đi học, tránh các tác nhân bụi bặm, ánh nắng gắt có hại cho mắt. Ngoài ra, hướng dẫn trẻ mát xa mắt: khoảng nghỉ giữa các tiết học, dành 2-3 phút cho mắt nghỉ ngơi thư giãn, mát xa quanh buồng mắt. Hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử trong thời gian dài, nguy cơ rối loạn điều tiết mắt.

BS Thạch Sa Mết lưu ý, hiện bệnh đau mắt đỏ đang gia tăng ở nhiều địa phương. Đây là bệnh cấp tính rầm rộ, trường hợp nặng có thể gây biến chứng nặng nề cho mắt, như viêm, loét giác mạc hay hoại tử giác mạc.

Triệu chứng bệnh có thể quan sát được: mắt đỏ, kèm ghèn nhiều. Bệnh nhân khó chịu, cảm giác cộm xốn mắt, chảy rất nhiều dịch, nước mắt, sợ ánh sáng. Quan sát bên ngoài, mí mắt sưng nề, đỏ mỏng. Bệnh nhân cũng có thể có biểu hiện toàn thân: mệt mỏi sốt, đau họng hoặc ho.

Bệnh đau mắt đỏ dễ mắc và dễ lây qua các đường tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh qua hô hấp, dịch tiết hay cầm nắm và chạm vào vật dụng bị nhiễm nguồn bệnh như tay nắm cửa, nút bấm cầu thang máy, hoặc điện thoại. Một số địa phương sử dụng nguồn nước ô nhiễm cũng tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh. Trẻ em hay có thói quen dụi mắt: tay chạm vào miệng, mũi làm rồi đưa lên mắt cũng là nguyên nhân khiến vi trùng xâm nhập vào mắt. Ngoài ra, nơi đông người, tiếp xúc ở cự ly gần, nơi công cộng, bệnh viện, lớp học cũng là nơi có nguy cơ rất dễ lây bệnh.

Để phòng ngừa: Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng với nước sạch. Trẻ không dụi mắt, không dùng chung vật dụng cá nhân như mắt kính, khẩu trang, khăn mặt, kể cả thuốc nhỏ. Luôn vệ sinh mắt, mũi họng hàng ngày bằng dung dịch nước muối sinh lý, sát khuẩn thông thường. Hạn chế tiếp xúc người bệnh hoặc nghi ngờ bị bệnh. Bản thân mắc bệnh cũng cần thực hiện các biện pháp cách ly, bảo vệ, để hạn chế lây bệnh cho cộng đồng. Khi bị bệnh, cần đến cơ sở y tế để thăm khám và điều trị sớm. Không tự ý mua thuốc ở quầy dược, có thể ảnh hưởng đến thị lực sau này.

Bác sĩ BV Mắt Sài Gòn Cần Thơ kiểm tra tật khúc xạ cho học sinh. Ảnh BV cung cấp.

Các bác sĩ BV Mắt Sài Gòn Cần Thơ còn khuyến cáo cha mẹ học sinh quan tâm và lưu ý những điểm quan trọng sau để bảo vệ đôi mắt cho trẻ:

+ Kiểm tra mắt định kỳ và chuyên sâu cho trẻ:

Hầu hết các trường học có kiểm tra thị lực đầu năm học, tuy nhiên những bảng đo thị lực được thiết kế tại trường học chỉ để phát hiện ra một hoặc hai vấn đề về tầm nhìn. Để có kết quả đo thị lực chuẩn xác, cha mẹ nên đưa trẻ đến các BV chuyên khoa mắt uy tín để kiểm tra mắt toàn diện và chuyên sâu.

+ Kiểm soát thời gian sử dụng các thiết bị điện tử phù hợp hơn.

Theo các thống kê, hơn 42% trẻ em 12 tuổi trở lên bị cận thị, nguyên nhân chính do lạm dụng các thiết bị điện tử. Để bảo vệ đôi mắt con, cha mẹ cần nhắc nhở trẻ cân đối thời gian học tập với máy tính – ipad – điện thoại và vui chơi. Hướng dẫn con tham gia các hoạt động giải trí ngoài trời.

Nhắc nhở con thường xuyên chớp mắt: Cứ mỗi 20 phút nhìn máy tính hoặc nhìn chữ liên tục nên dành ra 20 giây cho mắt nhìn xa 6m. Điều này giúp cho đôi mắt được nghỉ ngơi và thư giãn, hạn chế tình trạng căng thẳng, khô, mỏi mắt.

+ Bổ sung những thực phẩm tốt cho mắt trẻ

Các chất dinh dưỡng như vitamin C, vitamin A, E và omega-3 đóng vai trò quan trọng cho sức khỏe mắt của trẻ, do đó thường xuyên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin vào bữa ăn cho con.

+ Giúp con lựa kính cận thoải mái nhất

Đối với trẻ bị tật khúc xạ, cha mẹ nên đầu tư cho con một cặp kính chất lượng, lưu ý nhắc nhở trẻ vệ sinh tròng kính sạch sẽ (do trẻ có thói quen dùng tay sờ vào tròng kính) và đeo kính đúng cách.

PV

Mọi người cần tư vấn các vấn đề về sức khỏe mắt, liên hệ:

BV Mắt Sài Gòn Cần Thơ

Địa chỉ: số 717 đường 3 tháng 2, phường An Bình, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Hotline: 0867.01.01.05.

Website của BV cập nhật các thông tin nhãn khoa và ưu đãi xóa cận: https://matsaigoncantho.com

Cơ sở 2: Phòng khám Mắt Sài Gòn Thốt Nốt

Địa chỉ: Số 77, quốc lộ 91, khu vực Phụng Thạnh 1, phường Thốt Nốt, quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ.

Cơ sở 3: Phòng khám Mắt Sài Gòn Hậu Giang

Địa chỉ: Số 20-22, đường số 14, khu vực 4, phường III, TP Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang.

About Tin tức Y tế Cần Thơ

Tin tức Y tế Cần Thơ được trích dẫn nguồn từ trang baocantho.com.vn

Check Also

Mẹ bị Alzheimer, con có nguy cơ cao mắc bệnh

Theo phát hiện mới của Tạp chí JAMA Neurology, mẹ mắc Alzheimer có nguy cơ …