Đêm đeo kính áp tròng, ngày mắt nhìn sáng rõ

Rate this post

Kính áp tròng ban đêm, orthokeratology (Ortho-K) gần đây được nhiều phụ huynh lựa chọn để giải quyết vấn đề cận, loạn thị của con. Trước khi ngủ đeo kính vào, sáng thức dậy tháo ra, các bạn nhỏ hồi phục thị lực như chưa hề cận thị, thỏa thích học tập, chơi các môn thể thao năng động cả ngày mà không cần đeo kính.

Cán bộ y tế BV Mắt Sài Gòn Cần Thơ hướng dẫn cách đeo kính áp tròng ban đêm Ortho-K. Ảnh: BV

Cán bộ y tế BV Mắt Sài Gòn Cần Thơ hướng dẫn cách đeo kính áp tròng ban đêm Ortho-K. Ảnh: BV

Ortho-K là loại kính áp tròng được thiết kế đặc biệt để đeo vào ban đêm trong lúc ngủ (trung bình từ 6 giờ đến 8 giờ mỗi đêm). Kính có khả năng điều chỉnh hình dáng của giác mạc trong khi ngủ. Vì vậy, người đeo kính có thể nhìn thấy rõ ràng mọi vật lúc thức dậy sau khi tháo kính ra.

Theo Tổ chức Y tế thế giới, Ortho-K còn là phương pháp được khuyến nghị để kiểm soát cận thị cho trẻ em, giúp hạn chế sự gia tăng độ cận vượt quá 5 độ, hạn chế các biến chứng nguy hiểm như bong võng mạc, thoái hóa hoàng điểm do cận thị.

Kính áp tròng ban đêm có kích thước đường kính dưới 12mm nằm trên bề mặt của giác mạc, là phần lòng đen của mắt. Người có tật khúc xạ đeo kính áp tròng ban đêm, cùng với lực tác động của mi mắt khi nhắm mắt ngủ có tác dụng tạo khuôn nhẹ làm thay đổi độ cong của giác mạc trong một thời gian vào ban ngày.

Ortho-K an toàn vì đây là phương pháp điều trị tật khúc xạ không cần phẫu thuật, đã được cơ quan quản lý an toàn thuốc và thực phẩm Hoa Kỳ chứng nhận cho phép sử dụng ở mọi lứa tuổi. Chất liệu của Ortho-K là hydrogel, có tính thấm khí cao, đảm bảo cung cấp đủ oxy, yếu tố quyết định sự khỏe mạnh của giác mạc.

Đối tượng phù hợp điều trị Ortho-K: Người cận từ 0.75 đến 10.0 độ, không kèm hoặc kèm độ loạn không quá 2.0 độ; người có bệnh lý giác mạc chóp; trẻ em đang tiến triển cận thị; người không thích hợp để sử dụng các loại kính gọng truyền thống vào ban ngày; người không có chỉ định phẫu thuật khúc xạ bằng laser: dưới 18 tuổi, giác mạc mỏng…; người không muốn phẫu thuật khúc xạ bằng laser;

Theo BS Lê Trường Sinh, BV Mắt Sài Gòn Cần Thơ, thói quen sử dụng các thiết bị điện tử thường xuyên làm gia tăng tỷ lệ mắc các bệnh tật khúc xạ trong cộng đồng, đặc biệt ở giới trẻ và trẻ em. Hiện nay, một trong những phương pháp phổ biến, khá đơn giản và an toàn để điều chỉnh tật khúc xạ là phổ biến Ortho-K. Nhất là trẻ trong độ tuổi từ 8-18 tuổi mắc tật khúc xạ, sẽ tiến triển độ cận theo thời gian, kính gọng không kiểm soát được sự suy giảm thị lực. Nhưng với phương pháp Ortho-K, trẻ từ 8 tuổi có thể sử dụng Ortho-K tại nhà, giúp kiểm soát và ổn định độ cận. Thực tế có một số trường hợp, trẻ bị độ cận thấp, dưới 1,5 độ, khi áp dụng phương pháp này, cùng với quá trình phát triển thể chất và nhãn cầu, lớn lên không còn bị cận. Phương pháp còn tiện lợi cho người mắc tật khúc xạ nhưng thích hoạt động thể chất nhiều như bơi lội, đá bóng, cầu lông, leo núi.

Bác sĩ cũng lưu ý, người dùng cần tuân thủ hướng dẫn của chuyên gia trong quá trình bảo quản và sử dụng kính áp tròng. Ngoài ra, nên tái khám định kỳ, kiểm tra theo dõi tật khúc xạ, kiểm tra chất lượng kính.

Khách hàng có nhu cầu tìm hiểu thêm về Ortho-K, nhắn tin trực tiếp cho Fanpage hoặc gọi hotline BV Mắt Sài Gòn Cần Thơ để được tư vấn.

BV Mắt Sài Gòn Cần Thơ: https://matsaigoncantho.com. Địa chỉ: Số 717 đường 3 tháng 2, phường An Bình, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Hotline: 0867010105

Cơ sở 2: Phòng khám Mắt Sài Gòn Thốt Nốt, địa chỉ: Số 77, quốc lộ 91, khu vực Phụng Thạnh 1, phường Thốt Nốt, quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ.

Cơ sở 3: Phòng khám Mắt Sài Gòn Hậu Giang, địa chỉ: Số 20-22, đường số 14, khu vực 4, phường III, TP Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang.

PV

About Tin tức Y tế Cần Thơ

Tin tức Y tế Cần Thơ được trích dẫn nguồn từ trang baocantho.com.vn

Check Also

Mẹ bị Alzheimer, con có nguy cơ cao mắc bệnh

Theo phát hiện mới của Tạp chí JAMA Neurology, mẹ mắc Alzheimer có nguy cơ …