Kính áp tròng “thông minh” giúp chẩn đoán ung thư từ nước mắt

Rate this post

Ðây là sáng chế đột phá mà các nhà khoa học tại Viện Ðổi mới Y sinh Terasaki (TIBI, Mỹ) vừa công bố, hứa hẹn mở ra một chương trình sàng lọc ít tốn kém cho nhiều bệnh lý.

Về cơ bản, kính áp tròng mà TIBI phát triển có thể phát hiện thành phần gọi là exosome trong nước mắt. Exosome là những túi ngoại bào có kích thước rất nhỏ do tế bào sống tiết ra, thường có trong các chất dịch cơ thể (như nước mắt, nước bọt, nước tiểu và máu) và có khả năng trở thành chỉ dấu sinh học giúp chẩn đoán ung thư. Trên bề mặt của exosome chứa rất nhiều loại prôtêin, trong đó có một số prôtêin xuất hiện vì bệnh ung thư, nhiễm virus hoặc chấn thương.

Kết quả thử nghiệm cho thấy kính áp tròng của TIBI đã nhận diện thành công thành phần exosome được tiết ra trong chất lỏng từ 10 dòng tế bào ung thư và mô khác nhau, cũng như trong nước mắt của 10 tình nguyện viên. “Exosome là một nguồn phong phú về các chỉ dấu và phân tử sinh học có thể dùng cho một số ứng dụng y sinh” – Tiến sĩ Ali Khademhosseini, Giám đốc điều hành của TIBI, cho biết. Theo ông, phương pháp sử dụng kính áp tròng thông minh sẽ tạo điều kiện thuận lợi để khai thác những ứng dụng hữu ích này.

ĐINH NHI (Theo Study Finds)

About Tin tức Y tế Cần Thơ

Tin tức Y tế Cần Thơ được trích dẫn nguồn từ trang baocantho.com.vn

Check Also

Mẹ bị Alzheimer, con có nguy cơ cao mắc bệnh

Theo phát hiện mới của Tạp chí JAMA Neurology, mẹ mắc Alzheimer có nguy cơ …