Thừa cân và ít vận động – hai yếu tố có nguy cơ gây bệnh

Rate this post

Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, trong đề tài nghiên cứu có tựa đề “Nếu người Úc giảm chỉ số cân nặng và thể hình, hoặc gia tăng các hoạt động thể lực trong vòng 12 năm, từ năm 2018-2030, kết quả sẽ như thế nào?”, Viện Y tế và Phúc lợi Úc (AIHW) đã nêu bật hai yếu tố có nguy cơ gây bệnh là thừa cân và ít vận động.

Úc là quốc gia có tỷ lệ thừa cân, béo phì cao.

Giáo sư Kathryn Backholer – đồng Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng và Sức khỏe Dự phòng Toàn cầu tại trường Ðại học Deakin – cho biết thừa cân, béo phì và lười vận động gây tổn hại cho sức khỏe nhiều hơn so với thuốc lá. Vì vậy, việc giảm tỷ lệ thừa cân, béo phì và tăng tỷ lệ hoạt động thể chất sẽ có tác động tích cực lớn đến sức khỏe của người dân Úc vào năm 2030.

Nghiên cứu chỉ ra rằng những người có nguy cơ béo phì cần giảm chỉ số cơ thể (BMI) xuống một đơn vị, tương đương khoảng 3kg đối với người Úc có chiều cao trung bình. Ðồng thời, mỗi tuần cần tăng thêm một giờ hoạt động cường độ vừa phải, chẳng hạn như đi bộ nhanh. Phân tích này phù hợp với các mục tiêu của Chiến lược Y tế Dự phòng Quốc gia và Chiến lược Phòng chống Béo phì Quốc gia năm 2022.

Chiến lược Quốc gia về Béo phì là một khuôn khổ hành động 10 năm nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu và điều trị các vấn đề liên quan đến cân nặng và béo phì ở Úc. Chiến lược tập trung vào việc phòng ngừa, nhưng cũng bao gồm các hoạt động nhằm hỗ trợ tốt hơn để người Úc có một cuộc sống lành mạnh nhất. Theo chiến lược này, Úc là một trong những nước có tỷ lệ béo phì cao nhất thế giới. Trong khoảng thời gian từ năm 2017-2019, Úc đứng thứ 5 trong số các quốc gia thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) với 31% người trưởng thành mắc bệnh béo phì.

THANH TÚ

About Tin tức Y tế Cần Thơ

Tin tức Y tế Cần Thơ được trích dẫn nguồn từ trang baocantho.com.vn

Check Also

Sử dụng liệu pháp ánh sáng đỏ có an toàn?

Gần đây, liệu pháp ánh sáng đỏ (RLT) đã trở thành phương pháp điều trị …